TRANG SINH HOẠT
chuyên phóng sự về các sinh hoạt Cộng Đồng của người Việt Quốc Gia ở Hải Ngoại nói chung và tại Nam Úc nói riêng


Lập Trường Quốc Gia Dân Tộc Là Gì?


Tác giả: Lính Già K1/68
Thể loại: Sinh Hoạt

 Lời tác giả: Trong thời gian vận động tranh cử hội đồng quản trị nhiệm kỳ 23 của CĐNVTD-Nam Úc, liên danh 2 với danh xưng: Vì Một Cộng Đồng Vững Mạnh do ông Nguyễn Văn Phụng làm thụ ủy đã đăng trên báo chí hằng loạt bài quảng cáo về ông thụ ủy. Trong số loạt bài đăng trên báo chí Việt ngữ của liên danh 2, có bài viết với nhan đề: Lập Trường Quốc Gia Dân Tộc. Nội dung bài viết đã làm cho cử tri có ít nhiều quan tâm về lập trường mà ông thụ ủy nêu lên trong bài viết.! Vì vậy, có nhiều độc giả đã gởi thư đến DĐNGVNSA để nêu lên tâm tư, thắc mắc về cái “lập trường” của ông Phụng... Nhưng vì trong thời gian tranh cử, để tránh ngộ nhận phe nhóm trong vai trò truyền thông của một cơ quan ngôn luận nên BBT của Diễn Đàn Nông Gia đã không đăng tải bài viết nầy. Hôm nay, sau khi cuộc bầu cử đã công bố liên danh 2 thắng cử, BBT cho đăng bài viết của Lính Già với tựa đề: Lập Trường Quốc Gia Dân Tộc Là Gì? để cho độc giả nhận định thêm về cái “lập trường quốc gia” của ông Nguyễn Văn Phụng trên cương vị một chủ tịch cộng đồng.

Lập Trường Quốc Gia Dân Tộc là gì???

      Hình như theo thói quen cổ hủ!!!! Cứ mỗi lần bầu cử HĐQT của cộng đồng Người Việt Tự Do ở Nam Úc, trên các cơ quan truyền thông Việt ngữ đã đăng tải nhiều bài viết nói về: Tương lai hứa hẹn, khuyết điểm của ban chấp hành tiền nhiệm, lập trường chống cộng...  Và hẳn nhiên BCH đương nhiệm phải nêu lên những thành tích mà họ đã đạt được. Nhưng tiếc thay! BCH đương nhiệm do ông Lê Quang Tín làm chủ tịch, vì khiêm nhượng nên không nêu lên những thành tích đáng kể trong thời gian ông làm chủ tịch. Xin quí độc giả vào xem bài viết: Viết Cho Một Người Chủ Tịch.
      Vì vậy, bầu cử Hội Đồng Quản Trị nhiệm kỳ 23 cũng không ngoại lệ! Ngoài những bài viết có nội dung vạch ra khuyết điểm liên danh của ông Lê Quang Tín, có một bài viết nói lên “lập trường quốc gia dân tộc” của ông thụ ủy liên danh  2 mà tôi sẽ phân tích sau đây. Bài phân tích của tôi chia làm ba phần: Phần giới thiệu, phần phân tích và phần kết luận.

1./ Phần giới thiệu:
    Ông Phụng viết: “ Với tư cách là một thụ ủy của liên danh 2 Vì Một Cộng Đồng Vững Mạnh, tôi cảm thấy mình phải có trách nhiệm nêu lên lập trường chính trị của mình để quý vị hiểu tường tận về cá nhân tôi hơn...”
    Phần nhập đề bài viết, ông Phụng đã phải có trách nhiệm nêu lên “lập trường chính trị” của mình... Nhưng thưa ông Phụng! Ông đã còn che dấu cái lập trường chính trị của một ông “giáo sư” Nguyễn Văn Phụng hướng dẫn phái đoàn Giao Lưu Văn Hóa với csVN.!!! Tài liệu và bằng chứng nầy đã được độc giả của DĐNGVNSA gởi cho tòa soạn nhiều chi tiết như: Thời biểu chương trình tham quan các trường Lê Hồng Phong và Nhân Văn, Bản Tin của trường Wooville xác nhận kết nghĩa với Lê Hồng Phong và Nhân Văn, những hình ảnh ông Phụng và phu nhân dự tiệc chiêu đãi của đối tác giao lưu văn hóa..v..v.....
    Căn cứ vào những hình ảnh và tài liệu về chuyến giao lưu văn hóa, phải chăng ông là người “phải có trách nhiệm nêu lên lập trường chính trị” như ông đứng trên “tư cách” thụ ủy liên danh VMCĐVM.????
2./ Phần Phân Tích:
    Sau khi đọc qua về thành tích từ khi ông bước chân qua Úc đến nay, ông đã cống hiến rất nhiều công lao vào việc giảng dạy con em học sinh Việt Nam biết về cờ vàng, về “tiên học lễ hậu học văn”..v..v... Nhưng xem qua thành tích của ông, ngoài những tâng bốc cá nhân của một người thầy giáo thông thái sử dụng từ ngữ “cột cờ tử tế”, ông Phụng còn những thành tích xác định rỏ ràng ông là người có lập trường vững mạnh trên cương vị của một người “tỵ nạn chính trị (political refugee)” chứ không phải là một “thuyền nhân (boat people)”.
     Vì vậy, để tường tận hơn sự khác biệt giữa tỵ nạn chính trị và thuyền nhân, tôi xin sơ lược về ý nghĩa của hai cụm từ như sau:
a./ Tỵ nạn chính trị: Tỵ nạn là một trường hợp phải chạy trốn qua một xứ khác, nơi khác để thoát cảnh hiểm nguy, ngược đãi, hoặc bắt bớ bởi một chính quyền cai trị độc tài ở chốn cư ngụ. Người tỵ nạn là người thực hiện hành động tỵ nạn đó.
b./ Thuyền nhân: Dịch từ chữ boat people trong tiếng Anh, là từ ngữ thường chỉ những người nhập cư bất hợp pháp hoặc người tị nạn xuất cư bằng thuyền, bằng ghe, bằng tàu... Từ ngữ Thuyền Nhân ra đời từ cuối thập niên 1970, sau khi cộng sản cưỡng chiếm VNCH...
     Từ hai đại ý trên, ông Phụng đã xác định ông không phải là thuyền nhân, ông là một người tỵ nạn chính trị và ông đã chuyển ngữ sang tiếng Anh để xác định rỏ ràng: I am a Political Refugee.
     Nhưng căn cứ theo tài liệu sơ lược về lý lịch của ông Phụng đến Úc, ông nhập cư vào Úc bằng chiếu khán nhập cảnh theo chương trình định cư “thuyền nhân” mà cao ủy tỵ nạn Liên Hiệp Quốc đặc trách.
     Vậy thì, hai chữ THUYỀN NHÂN ông Nguyễn Văn Phụng tại sao phải phủ nhận.???? Sự phủ nhận nầy có thể bởi những lý do dưới đây:
* Thảm cảnh thuyền nhân VN là bằng chứng vạch trần tội ác của csVN sau khi chúng cưỡng chiếm VNCH.!
* Thảm cảnh thuyền nhân VN là một chứng cớ lịch sử dân VN chạy trốn chế độ độc tài đảng trị csVN với con số thương vong lên đến hằng trăm ngàn người trên hành trình trốn chạy!!!
      Phải chăng với hai lý do nầy mà có thể ông Phụng phủ nhận tư cách thuyền nhân của ông không?
      Thêm nữa, nội dung bài viết nầy, điểm đặc biệt mang tính “lập lờ đánh lận con đen” mà ông đã lợi dụng chính sách đa văn hóa để về VN thực hiện chương trình giao lưu văn hóa với hai trường Lê Hồng Phong và trường Nhân Văn.

3./ Phần Kết Luận:
     Qua những lời phân tích trên đây, để kết luận lập trường quốc gia dân tộc của ông Nguyễn Văn Phụng, tôi xin tóm tắt những vấn đề cần được sự trả lời từ ông Phụng như sau:
* Thế nào là tỵ nạn chính trị?
* Lý do nào ông không công nhận ông là thuyền nhân?
* Giao lưu văn hóa với csVN có phải là lập trường quốc gia dân tộc của ông không?
* Còn nữa ........????
      Với những câu hỏi nầy, chúng tôi, những thuyền nhân Việt Nam đang chờ sự trả lời của ông Nguyễn Văn Phụng trên cương vị là người chủ tịch cộng đồng Người Việt Quốc Gia Nam Úc.
Adelaide ngày 02/12/2017
Lính Già k1/68